Khảo sát thực trạng kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi đầu năm học 2019 – 2020 như sau:
STT | Nội dung thực hiện | Số trẻ đạt | Số trẻ chưa đạt | ||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | ||
1 | Trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng của mình | 13/33 | 39,4 | 20/33 | 60,6 |
2 | Trẻ chấp nhận khó khăn, đương đầu với thử thách | 14/33 | 42,4 | 19/33 | 57.6 |
3 | Trẻ tự tin giao tiếp với người khác | 18/33 | 54,5 | 15/33 | 45,5 |
4 | Trẻ tự tin phát biểu trong giờ học, hoạt động | 17/33 | 51,5 | 16/33 | 48,5 |
5 | Trẻ vui thích khi tham gia vào các môn nghệ thuật (Hát, múa, nhảy...) | 21/33 | 63,6 | 12/33 | 36,4 |
6 | Trẻ tự làm một số việc đơn giản | 18/33 | 54,5 | 15/33 | 45,5 |
Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng tự tin vào bản thân trẻ còn hạn chế rất nhiều, các cháu còn rụt rè, chưa hình thành được sự tự tin toàn diện. Từ đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số giải pháp sau:
* Một số biện pháp tổ chức thực hiện giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp thông qua các hoạt động giáo dục
- Biện pháp 1: Tham khảo nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường thân thiện giúp trẻ thể hiện mình thông qua trò chơi và các hoạt động lễ hội giúp trẻ thể hiện mình với cô và các bạn trong lớp.
+ Thông qua trò chơi tập thể
+ Hoạt động vui chơi:
+ Thông qua hoạt động lễ hội.
- Biện pháp 3: Kết hợp với phụ huynh rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ
- Biệ pháp 4: Quan tâm tới từng cá nhân trẻ, đặc biệt là trẻ nhút nhát thụ động
- Biện pháp 5:Nêu gương bé ngoan trong ngày, trong tuần
- Biện pháp 6: Thường xuyên giao nhiệm vụ vừa sức cho trẻ để trẻ có sự thành công.
- Biện pháp 7: Dạy trẻ chấp nhận sự thất bại
- Biện pháp 7: Sưu tầm các bài thơ, trò chơi giúp trẻ hình thành sự tự tin.
Sau 9 tháng nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp phát triển kỹ năng mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng bản thân tôi lại cảm thấy mình yêu nghề mến trẻ hơn, những biện pháp mà tôi đã đưa ra trong sáng kiến đã rút ra cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc rèn và phát triển kỹ năng mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ, để từ đó xây dựng và đặt ra những kế hoạch rèn trẻ trẻ ở mọi lúc mọi nơi, lựa chọn những phương pháp phù hợp hơn với thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lớp mình phụ trách . Trẻ trong lớp tôi đã trở nên mạnh dạn tự tin hơn trong quá trình giao tiếp với cô và các bạn trong lớp, với các cô giáo trong trường.
Đề tài sáng kiến :“Một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục”được áp dụng cho lớp Mẫu giáo 5 tuổi A tại trường Mầm non Tiên Hội, có thể áp dụng cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong các trường mầm non trên địa bàn huyện Đại Từ.
Sau 9 tháng thực hiện sáng kiến :“Một số biện pháp giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động giáo dục”được thực hiện tại lớp 5 tuổi A, trường mầm non Tiên Hội đã nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của bản thân cũng như trong tập thể giáo viên nhà trường. Góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mà cụ thể là kỹ năng giao tiếp . Đồng thời, lồng ghép tích hợp các mục tiêu giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, họat động ngoài trời, các ngày lễ hội, sự kiện ở trường mầm non.
Qua đó, giúp giáo viên sử dụng tốt phương pháp sư phạm, nâng cao kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành của từng nội dung hoạt động, nắm được mục đích, yêu cầu phát triển kỹ năng giao tiếp, biết xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với thực tế của trường. Khắc phục được một số khó khăn của trường, của lớp về cơ sở vật chất, đồ dùng học liệu phục vụ cho hoạt động giáo phát triển dục tình cảm và kĩ năng xã hội, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu giao tiếp cho trẻ để từ đó giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện thông qua các hoạt động giáo dục kĩ năng giao tiếp trong học tập cũng như vui chơi.
Đối với trẻ: Sau khi thực hiện một số biện giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp tôi thấy khi trẻ đến luôn có cảm giác môi trường lớp học luôn vui tươi, cởi mở, trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp và rất thích được đến lớp để tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi.
Đối với phụ huynh thì sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp của trẻ đã tạo nên sự gắn kết giữa phụ huynh và cô giáo trong việc tổ chức phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ nói riêng và trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung.
Sau một thời gian ngắn triển khai áp dụng các biện pháp trên, trẻ trở nên mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Một số hình ảnh: